Bài 3: Từ Khoá | Nghiên cứu Từ khoá | Học SEO

Từ khoá | Học SEOKhi bạn muốn tìm kiếm một thông tin gì đó trên mạng, bạn vào các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…rùi bạn làm gì? Gõ một từ/ cụm từ liên quan đến nhu cầu tìm kiếm và enter?

Vậy thì cái Cụm-từ-tìm-kiếm của bạn – người dùng, là rất quan trọng với chúng tôi – những người SEO – chúng tôi gọi đó là Từ Khoá!

 

Từ khoá là gì? Tại sao phải nghiên cứu từ khoá?

Nghiên cứu từ khoá: Xác định và định hướng nội dung

Nghiên cứu từ khoá: Xác định đối tượng

Nghiên cứu từ khoá

Công cụ nghiên cứu từ khoá

Thực hành nghiên cứu từ khoá

Từ khoá là gì? Tại sao phải nghiên cứu từ khoá?

 Từ khoá là 1 từ/ cụm từ mà người dùng nhập vào các ô search của công cụ tìm kiếm SE (SE là gì?) để tìm kiếm thông tin cần biết.

Với SEO, Từ khoá là mấu chốt và là chìa khoá để tiếp cận người dùng thông qua SE qua việc thực hiện 1 query.

 Vậy nghiên cứu và lựa chọn từ khoá là rất quan trọng đối với SEO (SEO là gì?), xác định từ khoá sai sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của cả doanh nghiệp. Ví dụ: website bạn bán cafe với sản phẩm chủ đạo là cafe hoà tan uống liền. Thì từ khoá chiến lược phải là “cafe hoà tan” “cafe uống liền” chứ không phải là từ khoá “cafe phin”…

 Có 2 loại từ khoá:

√ Fat head keywords: từ khoá mang nghĩa rộng, với nội dung có thể bao quát cả một lĩnh vực. Ví dụ: học SEO, kiến thức SEO, thiết kế website

Ưu điểm: số người search đông, số lượng khách hàng tiềm năng rộng. Về lâu dài, là từ khoá mang tính chiến lược vì giúp đẩy mạnh thương hiệu doanh nghiệp bạn nếu website đứng top Fat head keywords.

Khuyết điểm:

+ Cạnh tranh khủng bố.

+ Thời gian SEO lâu.

+ Chi phí cao.

√ Long tail keywords: từ khoá với nghĩa hẹp hơn, bó khuôn trong 1 phạm vi nhỏ hơn. Ví dụ: học SEO online, học SEO trung tâm abc, kiến thức SEO Viet Solution, thiết kế website giá rẻ, thiết kế website chuyên nghiệp… Còn có nghĩa là từ khoá thời vụ hay từ khoá ngắn hạn.

Ưu điểm:

+ Phân khúc thị trường: cạnh tranh ít hơn

+ Thời gian lên nhanh hơn và dễ hơn

+ Chi phí thấp hơn

+ Đánh đúng nhu cầu người dùng nên khả năng chuyển đổi thành khách hàng cao, mang lại lợi nhuận trước mắt.

Khuyết điểm: số lượng người search ít hơn. Phạm vi khách hàng hẹp hơn.

Nhìn chung, với một doanh nghiệp phải tồn tại song song cả 2 loại từ khoá. Long tail trước mắt để nuôi Fat head, nhưng mục tiêu lâu dài muốn nâng tầm doanh nghiệp thì phải làm Fat haed. Tuy nhiên, một số từ khoá Long tail, nếu người dùng search rộng rãi, trở thành đại trà, thì có thể trở thành Fat head.

Một số thuật ngữ liên quan đến từ khoá:

√ Keyword-stuffed content: Nhồi nhét từ khoá vào nội dung (ở đây được tính trên 1 webpage) Chúng ta làm SEO, dĩ nhiên luôn muốn mật độ từ khoá càng nhiều càng tốt, nhưng hãy đặt mình vào vị trí người đọc, thật khó chịu khi cứ thấy 1 từ cứ lặp đi lặp lại với tần suất cao. Và các SE cũng đánh giá thấp điều này, gọi là lạm dụng từ khoá và bị cho là spam. Một số mánh khoé để spam từ khoá như non-display (ccs), màu chữ, màu nền trùng nhau… yên tâm, các con bot hiện giờ đã rất thông minh để phát hiện và túm cổ đa số những thủ thuật lạm dụng từ khoá như thế.

Một kinh nhiệm nho nhỏ là thường từ khoá ở bên Trái url/title và ở Đầu/ cuối văn bản có mức độ mạnh nhất! Đừng bỏ quên những vị trí chiến lược này nhé!

√ Vậy vấn đề đặt ra thì Mật độ từ khoá (Keyword density: số lần từ khoá lặp lại/ 100từ) bao nhiêu là vừa? Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia chia sẻ 4-6% là một con số vừa phải. Tốt nhất bạn cứ viết content một cách hài hoà và tự nhiên, đừng quá áp đặt mình phải chèn từ khoá mọi lúc mọi nơi. Đừng để bị ám ảnh bới 2 chữ Từ khoá!

√ Sound Organic Content: Khái niệm này hơi trừu tượng 1 chút, nghĩa là nội dung của web bạn phải smooth, tương tác vừa phải

√ Keyword-focused content: Nội dung hướng từ khoá. cái này thì dễ hiểu rùi, Hãy viết nội dung tập trung vào từ khoá mà bạn đang hướng tới. Đừng chọn từ khoá: học SEO mà viết nội dung bài toàn học làm bánh!

√ Sự nổi bật: hãy làm nổi bật từ khoá của bạn để giúp đỡ cho các bot có thể nhận diện từ khoá của bạn một cách dễ dàng hơn: tittle- sử dụng thẻ H1, bold dậm từ khoá ít nhất 1 lần, màu khác….

√ Occurrence: là sự xuất hiện. 1 keyword xuất hiện 3 lần trong page đó thì occurrence là 3.

Đã thấy được tầm quan trọng của việc xác định từ khoá, vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu khi một khách hàng đến với bạn và yêu cầu SEO???

Nghiên cứu từ khoá: Xác định và định hướng nội dung

Để trí tưởng tượng bay xa một chút nhé. Một người đến và yêu cầu bạn làm SEO cho họ. Đầu tiên bạn sẽ làm gì?

 Phải chăng là bạn hỏi khách hàng là họ làm trong lĩnh vực nào? Máy tính, xe hơi, điện thoại, Spa… mỗi lĩnh vực sẽ có một đặc thù riêng của nó. Từ đó, bạn có nội dung website.

 Chưa dừng lại ở đó, bạn phải tìm hiểu tiếp trong lĩnh vực đó, họ có những sản phẩm dịch vụ nào, và đâu là thế mạnh của họ để xác định chiến lược lâu dài: promote tập trung vào đó. Đó là bạn đang phân chia thể loại cho lĩnh vực nội dung web, một điều rất quan trọng, vì chắc chắn bạn sẽ không có đủ time và tài lực để phát triển hết tất cả các thể loại, mà phải lựa chọn và tập trung vào một số mũi nhọn. Hãy lựa chọn một đỉnh, và ta sẽ làm vua!

Ví dụ: bạn làm web cho Xe hơi, có rất nhiều dòng, Ford, Mercedes, Huyndai… nhưng cây hái ra tiền của họ là Mercedes, thì khi xây dựng website, bạn phải tập trung nội dung vào dòng xe Mercedes.

♥ Tuỳ lĩnh vực và loại mặt hàng mà web bạn cung cấp, sẽ có một sự lựa chọn và ưu tiên tương đối về hình thức nội dung cho web sao cho thu hút người dùng nhất.. Hình thức nội dung là cách mà bạn truyền tải thông tin qua hình thức như thế nào, bao gồm: text, hình ảnh, clip, nhạc… Hãy đặt mình vào vị trí người dùng, nếu là bạn, bạn sẽ mong chờ gì ở một trang web ở lĩnh vực mà bạn đang tìm kiếm? Ví dụ: web mua bán xe hơi, người ta sẽ chuộng hình ảnh, mẫu mã các loại xe là hàng đầu, rồi sau đó là kèm thêm video clip chạy demo thử xe, text văn bản để mô tả về chức năng, các thông số về xe…

Một trong những yếu tố rất quan trọng, cực quan trọng đó là đối tượng mà web bạn hướng tới, vì nói cho cùng, một quyển sách viết ra mà không có người đọc thì phỏng có ý nghĩa gì?

Nghiên cứu từ khoá: Xác định đối tượng

Chúng ta làm web cho người khác dùng, hãy làm cho họ cảm thấy web bạn là tuyệt vời nhất! Hãy chú ý tới một số yếu tố sau:

♥ Đối tượng mà web bạn hướng tới là ai? Ví dụ: web xe hơi, dòng xe thể thao, xe đắt tiền, người dùng là các đại gia có tiền; dòng xe gia đình: những người có kinh tế từ khá trở lên… web nhạc: nhạc trẻ, sôi động: các bạn tuổi còn trẻ, teen; nhạc vàng, nhạc trữ tình: cho những người có tuổi đứng hơn…

♥ Trình độ: ở đây đề cập tới trình độ chuyên môn. Ví dụ: web chuyên ngành IT thì sẽ có nhiều từ ngữ chuyện môn, nội dung và cách thức sẽ khác với một web cập nhật tin tức dành cho đại chúng.

♥ Giới tính: cái này thì ko phải bàn nữa, đặc tính của nam và nữ khác nhau sẽ dẫn đến nhu cầu khác nhau. Ví dụ: web xe hơi, nam thì thích kiểu dáng mạnh mẽ, màu sắc ngầu, còn nữ ưa màu mè, kiểu dáng hoa mĩ, xinh yêu hơn.

♥ Địa lý: mỗi vùng miền trên đất nước/ mỗi nước trên thế giới sẽ có đặc thù, tập quán khác nhau. Chúng ta cần phải chú ý điều này vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược kinh doanh. Ví dụ: Ở nước ta, miền Bắc thì search từ Máy điều hoà còn miền Nam thì search từ Máy lạnh nhiều hơn…

♥ Văn hoá: có phần giống địa lý, vì địa lý đâu, văn hoá đó. Ví dụ: xe hơi có nước cầm lái bên phải, có nước cầm lái bên trái.

♥ Ngôn ngữ: đa phần web chúng ta đều làm cho người Việt nên ngôn ngữ là tiếng việt. Tuy nhiên nếu có điều kiện, bạn nên làm web nhiều ngôn ngữ (phổ biến là tiếng Anh) để mở rộng người dùng và nâng tầm web.

♥ Còn rất nhiều yếu tố nữa như Tôn giáo, Thu nhập, Sở thích, Thói quen…. mà bạn cũng cần để ý tới nếu muốn hoàn thiện web của mình!

Nghiên cứu từ khoá

Đầu tiên để xác định tốt từ khoá, bạn cần phải nghiên cứu thói quen của người dùng. Xin xem lại phần Nghiên cứu từ khoá: Xác định đối tượng

Các loại từ khoá: Như đã nói ở trên, có 2 loại từ khoá: Fat head và Long tail. Ngoài ra, khi lên một chiến lược SEO, bạn sẽ phải xác định các Từ khoá chính và Từ khoá phụ để hỗ trợ cho từ khoá chính.

♥ Bắt tay vào lên ý tưởng cho từ khoá. Hãy list ra danh sách những từ khoá mà bạn cho là tốt nhất.

♥ Khảo sát từ khoá: Từ khoá nào được tìm nhiều, mức độ cạnh tranh của từ khoá. Nếu độ cạnh tranh của từ khoá quá cao, bạn sẽ phải phân khúc thị trường để xác định từ khoá – có thể phạm vi search sẽ ít hơn – nhưng dễ triển khai hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn trong thời gian ngắn: Long tail keywords.

♥ Đừng bỏ qua đối thủ của bạn. Hãy xem đối thủ cạnh tranh với bạn có làm từ khoá đó không, và họ làm tốt chỗ nào, chưa tốt chỗ nào, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng! Bạn có thể sử dụng cú pháp sau đây vào ô search Google để tìm kiếm tất cả các đối thủ cạnh tranh có chứa từ khoá mà bạn đang muốn SEO trong url và title  của họ.

inurl:tu-khoa intitle:từ khoá

Ví dụ:  inurl:kien-thuc-seo-viet-solution intitle:kiến thức seo viet solution

♥ Từ đó, bạn có thể đánh giá tính hiệu quả của từ khoá theo công thức sau đây:

Ở Việt Nạm thì mình thấy có công thức này =>KEI = (TKHT/SCT)*TKHT.
Nhưng trên các site nước ngoài thì họ có công thức này => KEI = (TKHT/TKGS)
Còn riêng mình thì mình cảm thấy công thức như thế này có vẻ hợp lý hơn
KEI = TKHT/SCT
Với SCT là kết quả search trên google theo cú pháp:
inurl:my-keyword intitle:my keyword
KEI: Keyword Effectiveness Index (Chỉ số hiệu quả của từ khóa)
TKHT: Lượng tìm kiếm hàng tháng
SCT: Sự cạnh tranh
TKGS: Tổng kết quả Google Search trả về khi tìm kiếm từ khóa
 Và sau khi đánh giá tổng quan tất cả từ khoá, bạn hãy xác định độ ưu tiên của từ khoá, từ khoá nào nên đánh mạnh, ưu tiên trong giai đoạn này để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất!

Một số công cụ nghiên cứu từ khoá:

√ Google Keyword Tools: công cụ giúp phân tích từ khoá hữu hiệu, các thông số: cạnh tranh, số lần tìm kiếm toàn cầu hàng tháng, số lần tìm kiếm tại địa phương hằng tháng…

Bạn điền từ khoá muốn khảo sát vào ô Word or phrase. Ở góc phải có Option Columns cho phép bạn lựa chọn những thông số hiển thị (lưu ý bạn phải đăng nhập thì mới xem được nhiều lựa chọn)

Google Keyword tool - học SEO

Google Keyword tool

√ Google Insight Search: giúp tìm hiểu thói quen tìm kiếm của người dùng.
√ Google Trends: tỉ lệ tìm kiếm theo từ khoá.
√ WordStream Keyword Suggestion
√ Keyword Strategy Studio
√ Wordtracker
√ KeywordDiscovery

Mỗi công cụ đều có một ưu điểm riêng, bạn hãy tự khám phá nhé winking

Bài được viết dựa trên giáo trình Bài 3: Nghiên cứu và xác định từ khóa – Giáo trình SEO căn bản – Học SEO Viet Solution.

11 responses .

  1. babywolf says:

    Bài report tốt, nhưng vẫn còn một số chỗ chưa ok lắm. Tuy nhiên cũng là bài tốt nhất trong tất cả báo cáo của các bạn khác. :)

    • leanh says:

      chưa ok chỗ nào thầy, thầy chấm bài gì chung chung zạ, quay lại cắn thầy giờ -.-“

  2. lethuy says:

    Thành chuyên gia rồi, Đúng là Lê Anh học gì cũng giỏi, ghê thiệt =]]

  3. seoweb24h says:

    Nội dung hay vì bạn viết ra từ những suy nghỉ và kinh nghiệm thực tế của bạn nên khi xem mình học hỏi thêm được vài điều. Thanks

  4. seoweb24h says:

    Ah, quên. mình mê xe Mercedes-Benz lắm. Mà bạn viết sai hãng xe rồi.

    • leanh says:

      hì hì, tên xe mình viết theo trí nhớ :P mình chỉnh lại ùi, cảm ơn bạn nhé ;)

  5. BabyWolf says:

    Dạo này trò này trốn học luôn rồi. :D

  6. Nguyen Hoang says:

    Bạn có thể nói rõ hơn chỗ đánh giá tính hiệu quả của từ khóa.
    Lượng tìm kiếm hàng tháng thì ok rùi. NHưng còn Sự cạnh tranh thì xác định vào chỉ số và yếu tố nào?
    Thanks

  7. TienVich says:

    Bạn vào Blog của mình để tìm thêm những kiến thức SEO mới nhé.

Leave a Reply to BabyWolf Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *