Bạn đã thật sự hiểu trọn vẹn câu chuyện “Chửi mắng và lời dạy của Đức Phật”?

Lê Anh post on April 17th, 2012
Posted in Suy ngẫm

Duc PhatTôi đã được một người bạn chia sẻ trên Facebook và Google Plus một câu chuyện rất hay mà chắc hẳn các bạn đã đọc qua. Đó là “Chửi mắng và lời dạy của Đức Phật”.

Tôi xin post lại câu chuyện như sau:

chui-mang-va-loi-day-cua-duc-phat

Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Cù-đàm có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

* Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.

(nguồn: Facebook)

Đọc xong câu chuyện hẳn cũng để lại rất nhiều suy ngẫm trong bạn. Tôi chắc hẳn các bạn cũng ngộ ra thâm thuý và bài học từ câu chuyện, xin phép mạo muội test thử như sau: Khi một người chửi mắng nặng nhẹ bạn:

  • Bạn phớt lờ không “nhận” vì đó là: Không “nhận” lời chửi mắng, thì sẽ không phiền não vì nó, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản và an vui -> bạn đang tự bảo vệ bản thân trước tác động không có lợi đến bạn
  • Bạn phớt lờ không “nhận” vì đó là: Không “nhận” lời chửi mắng, trước hết bạn sẽ không phải khổ tâm vì nó, sau đó là như dội ngược lại gáo nước vào đối phương, lời chửi mắng của họ, họ quăng vào mặt ta, ta không “nhận” coi như là họ tự “lãnh” lại -> bạn đang bảo vệ bản thân trước tác động không có lợi nhưng đang tồn tại trong bạn là TÂM MA, sỡ dĩ tôi nói vậy vì xét kĩ lại, bạn vẫn đang “nhận” đấy, vì bạn đang hằn học và có ý trả đũa, như vậy thì có thật sự thanh thản và an vui???
  • Còn trường hợp nào nữa không? Xin mạn phép được quay trở lại câu chuyện:

– Cù-đàm có điếc không?

và nếu là bạn, bạn sẽ im lặng làm ngơ? Còn Đức Phật, ngài trả lời:

– Ta không điếc.

Ta không điếc, nghĩa là ta vẫn nghe thấy lời chửi của người.

Đức Phật có nghe thấy, nhưng người không nhận, nghe, không có nghĩa là nhận, bạn chỉ nhận nó khi bạn “si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên” …

Và ngài đã giải thích cho những con người mê muội một cách dân dã, vui vẻ mà rất thâm thuý:

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Bạn ngộ ra điều gì từ sự việc trên, phải chăng đó là:

Khi một người chửi mắng nặng nhẹ bạn, bạn không “nhận” lời chửi mắng, thì sẽ không phiền não vì nó, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản và an vui. Nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy mở lòng hơn với những người còn u mê đấy, hãy cố gắng hiểu họ và mở tâm cho họ, giúp họ ngộ ra điều đúng sai, giúp họ sống tốt hơn. Đó là cách trọn vẹn hiểu, trọn vẹn “tu”.

Như một con người lỗi lạc +Dalai Lama đã từng nói:

A compassionate attitude helps you communicate more easily with your fellow human beings. As a result, you make more genuine friends and the atmosphere around you is more positive, which gives you greater inner strength. This inner strength helps you spontaneously concern yourself with others, instead of thinking only about yourself.

Dịch bởi +Anh Nguyễn

Một thái độ từ lòng từ bi sẽ giúp cho bạn giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn. Và kết quả là, bạn có thêm được những người bạn thật sự và một bầu không khí xung quanh tích cực hơn, điều này sẽ tạo ra một sức mạnh nội tâm rất lớn trong bạn. Sức mạnh nội tâm này giúp bạn quan tâm đến người khác một cách tự nhiên, thay vì chỉ suy nghĩ về bản thân mình.

Đây là vài dòng suy nghĩ của tôi, thông qua một người bạn đã giải thích và mở trí giúp tôi.

Bạn có suy nghĩ và đóng góp gì khác? Hãy cùng nhau trao đổi! happy

5 responses .

  1. Trang huynh says:

    Hãy sống thật thanh thản và đơn giản, khi bị người khác chửi mắng đừng vội mà nổi nóng, bình tĩnh nghe họ nói gì tại sao họ lại nói như thế, thử hỏi nếu như bạn làm dc như thế thì đã tu tập tánh thành công rồi….

    Với bản tánh nóng như lửa của em, thì sẽ ko nhịn đâu à nghen,,..thế nào cũng bị em đập lại bằng võ mồm cho mà xem….nhưng thử nghĩ….nếu mình cứ khăng khăng như thế thì thế nào cũng bị trả đũa lại cho mà xem…chẳng có lại cho ai cả…..thôi thì im lặng thì hơn….Đang luyện tập tính tình dịu lại…ko nói mà làm cho người ta thấy là mình ko phải như thế…dù ai có nói gì chăng nữa…:D

    • leanh says:

      Chị cũng có máu nóng, hay mất kiên nhẫn và bình tĩnh… nhưng cứ bị hối hận vài lần là rút ra kinh nghiệm liền à :P
      Em cứ nghĩ xem, người ta chửi em, em chửi lại, cứ qua cứ lại, rồi máu nóng bốc lên đầu, chúng ta ko thể kiểm soát được mình, rồi lỡ lời nói những điều ko hay… bát nước đổ đi không sao mà hốt lại được! Chưa kể còn có thể ẩu đả…
      Nóng giận thường làm mờ lí trí… khiến em tự đóng cửa lại với đối phương, lúc này em sẽ thấy đối phương nói gì cũng sai, mà như thế thì chẳng đi đến sự trao đổi tốt đẹp nào, chỉ có “cuối cùng thì ai đúng”?
      Hít một hơi thật sâu/ đi tắm đi :))

  2. Yến HT says:

    Danh ngôn “Người im lặng là người biết nói
    Nhưng sự im lặng đôi khi là lời nói dối tàn nhẫn nhất.”
    p/s: hãy nói khi cần phải nói, thấy người sai lập tức phải nhắc người, tức đã nhắc lại mình một lần………..(ngôn từ em hơi kém chút, không biết có nói sai không, nhưng đây là suy nghĩ cuả em về câu chuyện)

    • leanh says:

      Em nói không sai. Thật vui khi có người hiểu và chia sẻ như vậy :) Em có thể đọc bài của anh babyworf (link phía trên) để mở rộng ép phê hơn nhé, anh nghiệm rất chuẩn và sâu câu chuyện đấy :)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *