Ánh nắng chiếm một vị trí cực kì quan trọng trong cuộc sống, có thể nói không thể có sự sống nếu có có tia nắng mỗi ngày. Đối với cơ thể chúng ta, ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D, cực kì cần thiết cho sự phát triển. Tuy nhiên, với nhan sắc của phụ nữ, thì ánh nắng lại mang một hình hài khác, là sát thủ âm thầm huỷ hoại làn da một cách khủng khiếp và nhanh chóng nhất. Có câu nói biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, hãy cùng tìm hiểu trong tia nắng có những gì để cùng chống lại nhé!
Thành phần chính của ánh sáng mặt trời là tia UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên, UVC đã bị tầng khí quyển hấp thu hết, chỉ tính đến tia UVA và UVB, đóng một vai trò quan trọng trong việc gây tổn thương trên da.
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TIA UVA: tác động đến phần sâu của da
Chiếm thành phần chính trong tia nắng. Thời gian hoạt động như sau:
+ Trước 10h sáng và sau 14h chiếm 99% trong tia nắng chiếu xuống mặt đất
+ Từ 10h sáng đến 14h chiếm 95%
Tia UVA không trực tiếp làm đen da như tia UVB nhưng còn độc hại hơn vì chúng phá hủy collagen và elastin, khiến da nhanh chóng bị lão hóa với những vết nám, sạm da và những nếp nhăn già cỗi, thậm chí về lâu dài sẽ gây ung thư da.
1. Tác dụng sinh hồng ban
Tia UVA cũng có tác dụng sinh hồng ban nhưng cần 1 liều gấp 1.000 lần cao hơn so với liều cần thiết so với UVB để gây ra cùng 1 tác dụng.
2. Tác dụng sinh sắc tố
Tạo sắc tố ngay tức thì, hiện tượng này có liên quan đến tia UVA và ánh sáng mặt trời khả kiến. Khi đó sẽ tạo một sắc tố nâu mờ tạm thời, xuất hiện vài phút đến vài giờ và có thể duy trì đến 36 giờ.
3. Sự lão hóa da do ánh sáng
Trong phổ UVA, đó là những tia UVA ngắn là tia gây lão hóa. Tia này phối hợp với tia UVB gây ra những tổn thương ít nặng nề nhưng sâu hơn những tổn thương của UVB.
4. Tác dụng sinh ung do ánh sáng
– Ung thư da
– Ngoài tia UVB tia UVA ngắn có vai trò chủ yếu trong sự xuất hiện ung thư da. Đối với loại đèn có tia UVA phổ rộng dùng để gây nâu da thẩm mỹ có thể có tác dụng sinh ung thư ở chuột.
– U sắc tố ác tính
Phơi bày dưới đèn UVA có thể là một yếu tố nguy cơ thêm vào đối với u sắc tố ác tính.
5. Khởi phát hay làm nặng thêm những bệnh da do ánh sáng
Phơi bày da dưới tia UVA có thể làm khởi phát:
– Những bệnh da nhạy cảm ánh sáng do sử dụng thuốc bằng đường tại chỗ hay toàn thân psoralènes, cyclines, phiazine, quinolones…
– Bệnh da do ánh sáng như bệnh da do ánh sáng lành tính
– Vài bệnh da nhạy cảm ánh sáng như lupus, cholasma, trứng cá đỏ…
♣ Tia UVA tồn tại ở tất cả các ngày trong năm và tác hại của tia không phụ thuộc vào độ cao, mùa hay thời tiết (phải nhớ kĩ điều này, kể cả trời râm thì trong đó vẫn đầy rẫy tia UVA) vì tia UVA xuyên qua mây, bê tông, kính cửa sổ, kính xe hơi, quần áo, bị phản chiếu bởi nước, cát… Do đó tia UVA tồn tại mọi lúc mọi nơi và gây ra các tổn thương sâu ở da.
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TIA UVB: tác động trực tiếp lên bề mặt da
Thời gian hoạt động:
+ Trước 10h sáng và sau 14h chiếm 1% trong tia nắng chiếu xuống mặt đất
+ Từ 10h sáng đến 14h chiếm 5%
Sở dĩ tia UVB chiếm tỉ lệ ít trong tia nắng chiếu xuống mặt đất vì đa số đã bị tầng ozon cản lại. Tầng ozon có tác dụng như một tấm lá chắn ngăn không cho tia UVB, UVC không cho xuống trái đất. Tuy nhiên với tác hại của việc nóng lên toàn cầu, chúng ta nghe nói đến hiện tượng “thủng” tầng ozon, thực chất là tầng ozon ở đó bị mỏng đi, đồng nghĩa với việc tia UVB sẽ được “thả rông” xuống bề mặt trái đất nhiều hơn, gây nguy hại hơn.
1. Tác dụng chống còi xương
Dưới tác dụng của tia UVB, sự tổng hợp vitamin D3 xảy ra trong phần sâu của thượng bì, sau đó vitamin D3 được gan giữ lại và chuyển thành dạng 25 hydroxy – vitamin D3 (là chất chuyển hóa hoạt động).
Tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời ở trẻ em gây ra bệnh thiếu vitamin D tạo ra những rối loạn trong việc phát triển xương và gọi là bệnh còi xương. Bệnh này có thể được phòng ngừa bằng cách chiếu tia UV, phơi nắng hoặc cho uống vitamin D. Để điều trị lành bệnh, người ta dùng vitamin D2 liều cao.
Thường xuyên bôi chất bảo vệ ánh sáng mặt trời chống tia UVB theo lý thuyết có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin D.
2. Hồng ban do mặt trời
Phổ gây ra hồng ban là trong vùng UVB, tác dụng gây ra hồng ban tối đa ở bước sóng 308nm.
Người ta chia ra 4 độ hồng ban, độ nặng tăng dần từ:
– Hồng ban màu hồng.
– Hồng ban màu đỏ tươi.
– Hồng ban tím, phù nề, đau.
– Tróc da (tạo phỏng nước).
Cường độ của hồng ban tùy thuộc vào thời gian và cường độ phơi bày ra ánh sáng (mùa, gió, độ cao, vĩ độ v.v…).
3. Tạo sắc tố chậm hay sự nâu da
Sự nâu da bắt đầu từ 2 ngày sau khi tiếp xúc và tác dụng tối đa vào khoảng ngày thứ 20. Nó biến mất dần sau đó nếu không phơi nắng nữa. Sự tạo sắc tố này là do phản ứng đáp ứng của da làm tăng sức chứa melanin trong da do sự phơi bày của da và do tác động của ánh sáng mặt trời.
4. Tăng sừng
Tia UVB cũng như UVA có vai trò làm tăng sự phân bào của Keratinocytes làm cho lớp sừng dày lên. Ở người bị mụn trứng cá, hiện tượng tăng sừng này rất tai hại vì nó làm tăng thêm sự ứ đọng chất bã, làm tăng các mụn cồi (comedons) đồng thời xuất hiện nhiều sang thương viêm hơn.
5. Sự lão hóa da do ánh sáng mặt trời
Tác dụng của tia sáng mặt trời trong việc tạo ra sự lão hóa da đã được chứng minh nhờ vào công trình của Lauken Kligman trên những con chuột không có lông.
Ở người, ngày nay người ta cho rằng sự lão hóa da do ánh sáng mặt trời là do tác dụng công và sự hiệp đồng giữa tia UVA và UVB, tia hồng ngoại và tia ánh sáng khả kiến.
6. Tác dụng sinh ung thư của ánh sáng
– Ung thư da (tế bào đáy và tế bào gai) tác dụng sinh ung của ánh sáng đối với ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào gai là một hiện tượng tích lũy tùy thuộc vào liều lượng của ánh sáng.
– U sắc tố ác tính
Đối với bệnh này, tác dụng sinh ung của ánh sáng mặt trời không phải do tác dụng tích lũy mà có liên quan đến sự phơi bày ánh sáng đột ngột và dữ dội ở thời thơ ấu.
7. Khởi phát hay làm nặng thêm những bệnh da do ánh sáng
Sự phơi bày dưới tia UVB có thể làm khởi phát.
– Bệnh da nhạy cảm ánh sáng do thuốc bôi tại chỗ hay toàn thân, tertinoine, peroxyde benzoyl, amitriptyline, vinblastine.
– Những bệnh da nhạy cảm như viêm da ánh sáng đa dạng.
– Một vài bệnh da do nhạy cảm ánh sáng như: đợt tái phát của herpès môi, mụn trứng cá, trứng cá đỏ…
♠ Tác hại của tia UVB thay đổi theo mùa, thời tiết, độ cao. Tác hại càng lớn vào mùa hè, trong khoảng thời gian có ánh nắng gay gắt nhất trong ngày ( từ 11h sáng đến 15h) và càng lên cao thì tác hại càng lớn. Tuy vậy, tia UVB không xuyên qua mây, kính nên không gây tổn thương da khi chúng ta ngồi trong bóng râm, ở trong nhà, trong xe hơi và vào những ngày mưa. Tia UVB gây tổn thương nông và cấp tính ở da: gây đỏ da, phỏng nắng, rám nắng.
Lượng UV đến được mặt đất phụ thuộc vào:
Thời gian trong ngày: Lượng UV đến Trái đất cao nhất vào giữa trưa (khi Mặt trời lên cao nhất) và ít hơn vào buổi sáng sớm hay chiếu tối.
Nếu thực hiện được như thế, da bạn sẽ có cơ hội “sửa chữa” các tác hại của nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, để tăng nhanh quá trình làm ngưng sự hình thành các vết đốm, các chuyên gia khuyên bạn thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu lạ trên da, sử dụng vitamin A để kích thích sự sản xuất collagen.
Quần áo. Vào mùa Hè bạn thường mặc các loại quần áo mỏng, ngắn và hở, do đó da của bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều tia UV hơn ( áo sơ mi mỏng mà bạn hay mặc vào những ngày trời nóng chỉ có độ SPF khoảng 7) Sợi vải của loại trang phục này thường làm từ chất liệu cotton hoặc polyester, không được dệt chặt đủ để tránh tia UV. Vì thế, các chuyên gia về sức khỏe cho biết, mặc quần áo có sợi dệt dày kết hợp với kem chống nắng SPF là cách thông minh để chống nắng
Đừng nhầm lẫn giữa nhiệt độ và tia UV. Khi bầu trời có các đám mây mỏng và gió nhẹ bạn thấy mát mẻ hơn, nhưng loại mây này không làm giảm tia UV.
–> Hãy đặc biệt cẩn thận với tia UV:
- Vào mùa Hè.
- Vào buổi trưa.
- Ở bãi biển.
- Ở các khu trượt tuyết.
–> Làm thế nào có thể tránh được các tác hại của tia UV?
Chúng ta vẫn có thể hưởng thụ được những phút thư giãn ở ngoài trời, nếu chúng ta thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây:
+ Rút ngắn thời gian tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ngoài trời. Khi bạn ra khỏi nhà, hãy tự che chắn mình khỏi các tia UV bằng cách đội mũ, mang giày, mặc quần áo dài. Bảo vệ cặp mắt của bạn bằng cách đeo các loại kính có khả năng chắn tia UV. Mang các loại màng chắn bức xạ mặt trời ở các phần da không được che phủ bởi quần áo (kem chống nắng). Các loại màng chắn này phải có khả năng chắn được cả tia UV-A và UV-B và phải có SPF (sun protection factor) từ 15 trở lên. Nếu bạn đang mặc đồ tắm, nên hạn chế tiếp xúc với bức xạ mặt trời bằng cách ngồi trong bóng râm.
Thông thường sử dụng nhất và tiện dụng nhất đó chính là KEM CHỐNG NẮNG. Các bạn có thể tìm hiểu tại đây: http://leanhblog.com/my-diary/kem-chong-nang-toan-tap
+ Không sử dụng thiết bị có tia UV.
[Đọc thêm] nếu chưa đuối thì thêm nào :))
CHỈ SỐ UV
Vào năm 1992, các nhà khoa học Canada đ ã đưa ra một phương pháp để dự đoán cường độ của tia UV trên cơ sở sự thay đổ i hàng ngày của tầng ozone. Trong cùng năm đó, Canada cũng đưa ra chỉ số UV và Canada trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa dự báo hàng ngày về tia UV lên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ số UV được biểu thị từ 0-10, trong đó 10 là lượng UV cao nhất có thể đến được mặt đất (giá trị ghi nhận ở xích đạo vào giữa trưa). Chỉ số UV càng cao, tia UV đến được mặt đất cành nhiều và thời gian làm cho da bạn bị cháy nắng càng ngắn.
CHỈ SỐ UV VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
Chỉ số UV | Xếp hạng | Thời gian làm da cháy nắng | |
Trên 9 | Rất cao | Ngắn hơn 15 phút | |
7-9 | Cao | Khoảng 20 phút | |
4-7 | Trung | Khoảng 30 phút | |
bình | |||
0-4 | Thấp | Trên 1 giờ | |
Giải thích: khi chỉ số UV lớn hơn 9, có nghĩa là cường độ tia UV-B rất mạnh và da của | |||
bạn sẽ bị cháy nắng trong vòng 15 phút trở lại khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời. Chú ý: | |||
đây là thời gian cháy nắng của các dân tộc da trắng, đốivới các dân tộc da màu, thời | |||
gian này sẽ lâu hơn. |
Lê Anh viết dựa trên tài liệu tham khảo nhiều nguồn.
cảm ơn tác giả thông tin bạn cung cấp rất hay
Tự dưng tìm thông tin về tia UV lại lạc vào blog của chị Lê Anh, cảm ơn chị rất nhiều ^__^
^^
[…] ai không sợ nắng không. Nếu có thì vào đây mình hù cho sợ http://leanhblog.com/lam-dep/tia-uv-la-gi Hầu hết câu trả lời là có. Ánh nắng là kẻ thù đáng sợ của sắc đẹp. […]
[…] Bạn có ngưỡng mộ làn da trắng ngần của Ngọc Trinh? hay trầm trồ ao ước khi một làn da trắng sáng lướt qua trước mặt? Chắc chắn là có, và tôi cũng không ngoại lệ. Nước ta khá gần xích đạo, nắng quanh năm, Miền Bắc thì còn có mùa lạnh, chứ miền Nam thì chỉ có 2 mùa: mùa nóng và mùa nóng hơn. Càng ngày khí hậu ngày càng oi bức, ô nhiễm, lượng mưa cùng những ngày mát mẻ càng giảm lại. Phụ nữ Việt Nam ngày càng đối điện với tác động nguy hại của ánh nắng mặt trời, nhiều hôm nắng muốn khùng luôn, ra đường về bước vô nhà là thấy đầu óc xây xẩm. Ánh nắng ngoài việc làm đen da, còn vô vàn những tác động nguy hại khác (Đọc thêm ở đây http://leanhblog.com/lam-dep/tia-uv-la-gi) […]