Táo bón ở trẻ nhỏ, một chủ đề rất rộng, bài này xin mạn phép chỉ đề cập tới Táo bón ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, vì đứa con bé bỏng của bạn, lần đầu tiên bị táo bón chắc chắn sẽ không ít gây cho các mẹ lo lắng và hoang mang. Thật ra, các mẹ đừng quá sợ hãi, táo bón ở trẻ nhỏ là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa. Thời gian khoảng 4 tháng đầu tiên mà thường hay gặp ở tuần thứ 2 hoặc tháng thứ 2 , các em bé tự nhiên 2, 3 ngày không ị là rất hay gặp tỷ lệ khoảng 7/10 bé. Các mẹ đừng vội sốt ruột chữa trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về Táo bón ở bé yêu nào!
Quá trình đẩy phân ra ngoài trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Không do ý muốn: Do phân tích lại ở đầu đại tràng sigma nên làm cho phần ruộtnày trở nên thẳng đứng, sau đó tụt vài trực tràng. Giai đoạn 2: Cục phân bị đẩy xuống trực tràng, chạm vào niêm mạc trực tràng gây nên cảm giác muốn đại tiện. Trẻ rặn làm tăng áp lực trong bụng để đẩy phân qua trực tràng
Giai đoạn 3: Giai đoạn này ngắn, vừa do phản xạ vừa do ý muốn. Cơ tròn mở ra để phân thoát ra ngoài.
Nguyên nhân bị Táo bón:
1/ Do các bệnh bẩm sinh như giãn đại tràng bẩm sinh (Megacolon,Hirschsprung), suy giáp…
2/ Do rối loạn chức năng mà chủ yếu là chế độ dinh dưỡng:
Trẻ bú sữa mẹ: Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi nào bị táo bón bởi vì đơn giản là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì sao vậy? Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn. Sữa mẹ còn chứa một hormone là motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên táo bón vẫn có thể vẫn xuất hiện ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn, xuất phát từ thực tế là trẻ có được mẹ cho bú đủ không? Và mỗi lần bú trẻ có chịu bú đủ một lượng sữa mà cơ thể trẻ cần thiết hay không?
Thiếu nước là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn: Trẻ bú sữa mẹ thiếu nước được khắc phục đơn giản chỉ là cho bú nhiều hơn cả về số lần và số lượng mỗi lần bú, không giống như bé dùng sữa hộp là bé không chịu bú hết bình sữa mặc dù sữa trong bình vẫn còn. Thành phần của sữa mẹ cũng sẽ thay đổi khi bé lớn hơn, những nó cũng cung cấp đầy đủ các nhu cầu của cơ thể bé ở các giai đoạn đó.
Trẻ ăn sữa ngoài (Sữa bò – sữa công thức) Bé dùng sữa ngoài mà thường xuyên bị táo bón thì cũng không phải là lạ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Một bé phải dùng sữa công thức 100% thường sẽ đi đại tiện ít hơn một bé được nuôi bằng sữa mẹ. Phân sẽ cứng hơn và không đồng đều, màu hơi xanh lục.
Các nguyên nhân khác : Thực phẩm của bé bao gồm các loại sữa và các loại thực phẩm được đưa thêm vào trong chế độ ăn, thời kỳ ăn dặm thường là nguyên nhân gây ra táo bón của bé. Và mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có thể là một yếu tố góp phần quan trọng gây ra táo bón.
Dấu hiệu bé bị táo bón:
+ Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ (còn gọi là phân dê).
+ Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn. Cần lưu ý ở lứa tuổi này, các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn khi đi cầu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó nếu bé đi phân mềm sau vài phút rặn thì không phải bị táo bón.
+ Đi cầu ít lần hơn trước đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Lí do là một số trẻ có hiện tượng gọi là Táo bón tự nhiên. một số trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều là do bé chỉ ăn sữa vì lượng tinh bột trong bụng bé quá ít không tạo ra nhu cầu đi nhiều nên có bé 2-3 ngày đi một lần, có bé thậm chí 5 ngày đi một lần. Các mẹ yên tâm đi đến tuổi ăn bột hoặc ăn dặm thì tức khắc nhu cầu đi ngoài của bé sẽ nhiều hơn. (Nếu đã ăn dặm và ăn bột mặn mà vẫn có hiện tượng đi táo thì hãy đi khám BS)
Số lần đại tiện ở trẻ sơ sinh (từ 1 đến 4 tháng tuổi). Số lần đại tiện ở bé sơ sinh ở độ tuổi này có thay đổi trong một khoảng rất lớn được coi là “bình thường” từ một ngày đi vài lần đến một tuần đi một lần. Em bé được bú sữa mẹ sẽ đi đại tiên thường xuyên trong độ tuổi này. Phân của bé thường là màu vàng.
Số lần đại tiện ở trẻ sơ sinh (từ 4 đến 12 tháng tuổi) Đây là giai đoạn có bé đã bắt đầu quá trình chuyển đổi thực phẩm tức là ăn các thức ăn khác ngoài sữa ( ăn dặm). Số lần đại tiện của bé cũng như đặc điểm của phân phụ thuộc vào thức ăn mà bé được ăn. Phân của bé sẽ bắt đầu giống như phân bình thường đó là tính đồng nhất và có mùi đặc trưng. Khi bé bắt đầu ăn dăm, số lần đi đại tiện của bé cũng sẽ thay đổi. Bé của bạn sẽ có số lần đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc là không thường xuyên khoảng 2-3 ngày một lần. Tại thời điểm này, một số bé có thể bị táo bón nhẹ. Điều này là do đường tiêu hóa của bé đang làm quen với các thành phần dinh dưỡng mới và có thể cần tăng cường một lượng chất lỏng nhiều hơn để thích hợp với một số loại thực phẩm mới, chẳng hạn như các loại rau củ quả như cà rốt. Khi một bé ăn các loại thực phẩm đặc hơn, táo bón có thể xảy ra bởi tình trạng thiếu nước.
Hậu quả của Táo bón – Vòng lẩn quẩn:
Khi một bé ở độ tuổi này bị táo bón rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn như sau: Bé bắt đầu bị táo bón, mỗi lần đi đại tiện gây ra đau đớn vì phân quá cứng được tích tụ trong ruột lâu ngày. Hậu môn mỗi lần đại tiện phải dãn căng xuất hiện các vết nứt kẽ, có thể chảy máu và gây đau nhiều hơn. Để tránh các cơn đau, trong tiềm thức bé có thể bắt đầu việc không muốn đi ngoài làm cho phân ở lại lâu hơn trong ruột già. Kết quả là, cơ thể của bé sẽ hấp thụ nước lại từ phân và làm cho phân thêm rắn chắc. Điều này có thể làm cho táo bón của bé thêm nặng hơn. Một số bé bị táo bón hay quấy khóc do đau bụng ( co thắt ở ruột), bởi vì một số lượng lớn phân trong ruột làm cho ruột giãn ra. Trong một số trường hợp, bé có thể bỏ ăn và thậm chí có thể nôn trớ một chút.
Cách xử trí cho bé khi bị Táo bón:
- Đối với mẹ (trường hợp mẹ cho con bú): mẹ ăn gì thì 90% con sẽ được ăn đó, mẹ nhớ nhé!
+ Ăn thật nhiều rau xanh: tuỳ vùng miền sẽ có 1 “bí kíp” ăn rau sau sinh khác nhau (ví dụ miền Bắc ăn rau ngót, miền Nam ăn rau lan) nhưng tóm lại cứ là rau là ăn thật nhiều, vừa đẹp da mẹ, vừa tránh cho mẹ ko bị bón mà khoẻ mông con.
+ Ăn nhiều trái cây có tính nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi…
+ Ăn mỡ động vật: như giò heo, thịt ba chỉ… cái này thì ăn vừa phải, để ý xem phân của con như thế nào thì điều chỉnh (ăn mỡ nhiều sẽ khiến bé bị tiêu chảy)
+ Uống nhiều nước: gián tiếp cung cấp nước cho con, làm mát sữa, uống bất cứ lúc nào trong ngày, không phải đợi tới lúc khát mới uống.
- Đối với bé:
Bé bú mẹ 100%: chỉ cần mẹ cải thiện chế độ ăn uống của mình đồng thời cho bé bú nhiều hơn, thì bé sẽ cải thiện, vì hiếm khi bé nào bú mẹ hoàn toàn bị táo bón. nếu có, xin hãy đọc phần “Bé bú mẹ không hoàn toàn” để tham khảo.
Bé bú mẹ không hoàn toàn hoặc dùng sữa ngoài:
Tạo thói quen đi tiêu hàng ngày vào 1 giờ cố định: Hàng ngày mẹ chịu khó si cho con vào 1 thời gian nhất định trong ngày, tốt nhất vào buổi sáng để tạo thói quen out-put đều đặn cho bé.
Massage bụng cho bé: Bắt đầu từ rốn và sau đó massage ra ngoài theo vòng tròn xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ (tối thiểu 30 vòng). Có thể dùng một số dầu (baby oil) hoặc kem (loại cho bé: baby lotion) trên ngón tay của bạn để bôi trơn da và giữ cho chuyển động được mượt mà và nhẹ nhàng. Chỉ tiếp tục làm nếu bé thích massage và thoải mái, thư giãn. Nên massage sau khi bé bú được 30ph vì ruột đang tăng co bóp.
Chuẩn bị: Kem massage dành cho bé, quần áo và khăn bông sạch.
Cách thực hiện
Bước 1: Xoa kem massage cho bé vào tay. Sau đó, hai tay mẹ vuốt nhẹ bụng bé từ trên xuống.
Bước 2: Tiếp tục dùng một tay xoa bụng bé theo chiều từ phải sang trái.
Bước 3: Cuối cùng, mẹ dùng các ngón tay ‘phím’ nhẹ lên bụng bé giống như những hạt mưa đang rơi.
Bước 4: Massage xong cho bé, mẹ dùng khăn bông mềm quấn người bé nhé!
Mời các bạn cùng theo dõi video hướng dẫn chi tiết
Thông tin bên lề: Video được một mẹ chia sẻ trên Youtube. Ngoài ra, người mẹ này cũng chia sẻ rằng bé nhà chị sinh thiếu 6 tuần (cân nặng 2.3 kg). Sau 10 ngày nằm dưỡng nhi, bé được về với mẹ. Nhìn bé lúc mới sinh còm cõi và thê thảm lắm (nấm miêng, hăm mông, tay chân đầy sẹo do kim châm…). Chị đã mời y tá về mát-xa hàng ngày giúp bé nở phổi, xương khỏe, thân nhiệt ấm… Đây là video chị quay lúc bé được 3 tuần tuổi, cô y tá đang massage giúp bé out-put dễ dàng, vào mỗi buổi sáng.
Cách massage bụng giúp bé dễ out-put
Di chuyển đôi chân của bé như đi xe đạp: Đặt bé nằm ngửa, bạn ngồi ở dưới hai tay giữ hai chân của bé và di chuyển một cách nhẹ nhàng như đi xe đạp, khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Điều này sẽ tạo ra áp lực nhẹ nhàng vào ruột để kích thích nhu động làm cho phân di chuyển.
Cho bé tắm: Cho bé tắm nước ấm, có thể để bé thư giãn trong bồn-chậu một chút để phân được di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ vùng bụng cho bé. Khi tắm xong cần lau khô người cho bé ngay tránh bị lạnh cho bé. Sau đó có thể xoa một chút kem hoặc dầu jelly (Vaseline) xung quanh bên ngoài của hậu môn bé.
Cho bé uống thêm nước: Đơn giản khi bé bị táo bón cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.
Cho bé uống nước trái cây: cực kì hạn chế vì hệ tiêu hoá bé còn rất non nớt. Có thể dùng đu đủ, chọn trái chín đỏ, lựa phần dỏ mọng nhất, ép lấy nước và cho bé uống để nhuận tràng.
Kiểm tra lại sữa hộp ( sữa công thức) xem bạn đã dùng đúng chưa? Nếu bé ăn sữa công thức, bạn nên làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì một cách cẩn thận. Ví dụ bạn pha sữa cho bé quá đặc, hơn là chỉ dẫn có thể làm bé bị thiếu nước dẫn đến táo bón. Có nhiều thương hiệu sữa khác nhau trên thị trường, tuy nhiên, một số bé thích hợp với mỗi công thức sữa khác nhau, vì vậy bé bị táo bón bạn có thể đổi sang một thương hiệu khác. Nhiều loại sữa công thức có chứa chất xơ hòa tan (prebiotics) một loại thực phẩm giúp phát triển số lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột của bé, làm mềm và xốp phân vì vây chúng có thể giúp giảm táo bón. Nhiều người phản ánh là Frisolac và Nan là 2 loại sữa ít gây táo bón nhất.
Kích thích bé đi đại tiện: như dùng ống bơm, nhiệt kế, cọng rau… cho vào hậu môn bé để kích thích bé đi đại tiện. Điều này còn gây tranh cãi bởi vì có thể gây ra tổn thương trực tràng của bé. Tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện. 1 số cách:
+ Lấy tai rau muống (phần dính với lá, chứ không phải cọng rau đâu) bôi với một ít mỡ tra mắt 0.3% và ngoáy theo chiều kim đồng hồ vào dần hậu môn của trẻ. Chỉ 5 phút là trẻ đi ngoài.
+ Lấy bông ngoáy tai/cọng hành bôi một ít mật ong và cũng làm như trên.
+ Dùng ống “thụt”: hỏi kĩ cách sử dụng khi mua. Nếu chỉ bơm cho bé khi bón mà không thay đổi về chế độ dinh dưỡng thì không giải quyết được cái gốc của bệnh. Không nên lạm dụng thuốc “thụt” nhân tạo. Thuốc thụt có thể rất hiệu quả song sẽ làm cho bé quên nhiệm vụ “đi vệ sinh” và quá dựa dẫm vào thuốc thụt (hiện tượng kháng thuốc).
+ Sử dụng thuốc làm mềm phân: hạn chế, vì cũng giảm dần tác dụng (lờn thuốc dần), có thể gây chướng bụng hay tiêu chảy.
♥ Thực tế bé nhà mình bị táo bón lúc 2 tháng tuổi, 3, 4 ngày mới ị 1 lần, mỗi buổi sáng thấy con xì hơi liên tục mà ko ị được, khó chịu, bứt rứt, ngủ không được, xót hết cả ruột gan. Bản thân em làm 1 số sách như sau:
+ Mẹ thì ăn rau lan, mỗi bữa 1 tô đầy, uống nhiều nước, ăn giò heo nhiều, ngày nửa trái đu đủ.
+ Bé thì massage như cách trên, uống thêm nước, pha sữa loãng hơn 1 chút ( lúc trước tham, sợ con bú không no, nên pha đặc hơn công thức), đổi sữa từ Similac sang Friso. Hỗ trợ bằng cách uống thêm nước ép đu đủ. Mới đầu cũng vất vả lắm, mỗi lần si cho bé đi là mất cả nửa tiếng đồng hồ. Dần dần tình trạng được cải thiện, và hiện giờ thì đã hết. Vì con thân yêu, các mẹ hãy cố gắng lên nhé!!! ♥
Leave a Reply