Bài 2: GOOGLE WEBMASTER GUIDELINES (Phần 1) | Học SEO

Lê Anh post on May 4th, 2012
Posted in Học SEO Tags: , ,

học SEO - kiến thức SEOKhi bắt tay vào tạo ra một đứa con tinh thần – 1 Website, bạn có bao giờ chần chừ hay lưỡng lự, tự tìm tòi mày mò để làm sao cho Web của bạn là good nhất, tốt nhất?

Và nếu có mục tiêu SEO, chắc hẳn bạn luôn luôn muốn lên Top? Một số chỉ dẫn nho nhỏ sau có thể sẽ có ích cho bạn.

 

Những chỉ dẫn của Google (Google Webmaster Guidelines) 

  • Những chỉ dẫn thiết kế

  • Những chỉ dẫn nội dung

  • Những chỉ dẫn chất lượng


Phần 1. Chỉ dẫn Thiết kế: 

 

Khi bắt tay vào thiết kế một website, ắt hẳn bạn luôn muốn website mình có số lượng truy cập đông. Thế nhưng với gần 33 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam hiện nay, với 9 người 11 ý: người chỉ cần nội dung rõ ràng, người thích giao diện tươi trẻ, màu sắc, người thích giao diện đơn giản tiện dụng, người thích nhạc…, vấn đề đặt ra cho bạn là gì? Đó là bạn hãy target trong đầu là bạn đang làm web cho ai? Hướng tới đối tượng người dùng là gì để có thể khu trú hướng phát tiển của web như thế nào là tốt nhất, thu hút người dùng mong muốn của bạn nhất. Vd: bạn làm web bán hàng online thời trang nữ trẻ, thì màu sắc cần tươi sáng, nữ tính, chứ ko thể nào màu sắc đen thùi lùi, trang web thiết kế nhiều ô chia, cho nhiều nhóm sản phẩm, phân loại rõ ràng…

 

 Điều đầu tiên, bạn hãy xây xựng website với hệ thống phân cấp và cấu trúc rõ ràng để tiện lợi nhất cho người dùng.
học SEO - kiến thức SEO
Phân cấp người dùng và ưu tiên sự tiện lợi khách hàng

Như ở trang trên, mở đầu bằng một câu hỏi thu hút, sau đó là giới thiệu về công ty Viet Solution cùng vài dòng giới thiệu về SEO → dành cho những đối tác đã quá biết rõ về SEO là gì và chỉ cần biết tới dịch vụ SEO website.

Phần bên dưới là phần mở rộng thêm, cho những đối tác còn mù mờ và muốn tìm hiểu thêm về SEO trước khi đưa ra quyết định có sử dụng dịch vụ hay không.

Như bạn thấy, trang web trên đã có cấu trúc rõ ràng, phân cấp người dùng, đồng thời tối ưu sự tiện lợi của người dùng khi đưa contact info lên đầu, như vậy thì với những người đã am hiểu về SEO có thể liên hệ ngay mà không cần phải kéo xuống cuối trang để tìm như cách thức thông thường mà nhiều web khác hay dùng.

Đồng thời như bạn thấy ở trang web trên có những text link, điều lợi ích ở đây là chia thông tin quá dài thành nhiều phần, giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất thay vì cuộn chuột từ đầu trang tới cuối trang rồi… ngất xỉu laughing

 Sitemap: Nên có Đối với những website có quá nhiều nội dung, với hàng đống liên kết chồng chéo, người dùng sẽ rất khó khăn khi tìm kiếm một thông tin nào đó, và bỏ sót nhiều thông tin quan trọng mà bạn muốn cung cấp.

học SEO - kiến thức SEO

Sitemap-Techcombank

 

 Hình ảnh: Đó là về phần chữ, còn phần “hình” thì sao? Khi bắt đầu một bài post, bạn luôn luôn được nghe một lời khuyên là Google xử lý text tốt hơn là hình ảnh? Điều đó đúng một phần, GG “đọc” một hình ảnh qua thẻ ALT, title của ảnh, và bây giờ thì Google đã rất thông minh khi nhận diện hình ảnh… do đó đừng ngần ngại khi thêm “vài hình minh hoạ” vào bài viết của mình, điều đó còn giúp cho người đọc hình dung câu chuyện một cách dễ dàng, rõ ràng và làm sinh động hơn bài viết của bạn happy

Rồi, bạn đã phần nào tối ưu hoá phần thiết kế cho web sao cho rõ ràng, mĩ quan và tiện dụng. Nhưng vấn đề là làm sao bạn thu hút 1 cú click để vào trang web của bạn?

 

 Đầu tiên, hãy xây dựng url thân thiện (Friendly url): là url mà người đọc có thể đoán trước phần nào nội dung của trang web mà họ sắp vào, để họ có thể “tự tin” click!

Ví dụ: http://www.vatgia.com/1169/hoa-qua-tang-do-choi.html báo trước là trang bạn sắp click vào có nội dung là hoa-qua-tang-do-choi, sẽ khiến bạn có thiện cảm hơn thay vì

http://quatangsukien.com/index.php?lang=vi&view=pg&id=27 có thể khiến bạn nghi ngờ và e dè?

Còn có một khái niệm khác là “Clean url” là những url “sạch” vì ngoài chữ cái và con số, thì chỉ có thêm kí hiệu: – và /. Ngoài ra không có những kí hiệu “đặc biệt” như: ? & %… Những kí hiệu “lạ” đó cũng đây khó khăn cho các bot khi crawl trang web của bạn.

Ví dụ: http://abc.com/page/1/ Đây là Clean url vì không chứa kí tự “lạ” nhưng không cho bạn biết trước nội dung trang web.

 Một yếu tố nữa để tăng tính hài lòng của người đọc đó chính là Load times và mức độ thực thi của web bạn. Mức dưới 3s là một con số đẹp (3s kể từ lúc người dùng click vào link bạn tới khi hiển thị trang web đầy đủ trước mắt, không tính một số chương trình vẫn chạy ngầm). Hãy chắc chắn là site bạn đáp ứng tiêu chí “kiên nhẫn” này, bằng một số công cụ như: Page Speed, Tools.Pingdom.com… hay kiểm tra trực tiếp trên trình duyệt của bạn:

  • Với Goolge Chrome: bạn nhấp chuột phải vào trang web, chọn Inspect element, vào tab Network để check.

  • Với Firefox: bạn phải cài thêm Firebug plugins, rồi vào phần Net.

Ngoài ra Load times cũng ảnh hưởng đến việc crawl của các bot. Ví dụ: các con bot qui định crawl trang bạn trong 10s, nếu web bạn load 10s thì bot chỉ crawl được có 1 trang, còn nếu web bạn load trong vòng 1s, bot sẽ crawl được 10 trang. Nói nôm na nó là như thế!

 Một điều cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng và lưu giữ người đã “lỡ bước chân vào” web bạn đó chính là sự tương thích của web đối với các trình duyệt khác nhau (sự không phù hợp thể hiện qua việc trang web bị bể giao diện, bố cục xuất hiện ko đúng…)

Hiện giờ tồn tại cơ bản một số trình duyệt như: IE, Chrome, Firefox, Opera và cả Safari cho mí anh giàu Ipad… Còn gì khó chịu hơn thì load trên Chrome nó đẹp đẽ ngay ngắn, còn vào IE thì nó bung nút xổ lồng, rối rắm? Hãy chắc chắn là web của bạn tương thích với hầu hết các trình duyệt, nếu muốn người dùng tiếp tục quan tâm du hí tiếp vào các trang khác của web.

Vậy vấn đề đặt ra là làm như thế nào? Trước đây, chỉ cần tuân thủ theo qui tắc W3C, là bạn có thể chắc mẩm là web bạn good. Nhưng hiện nay với xu thế HTML phát triển quá nhanh, thì chuẩn W3C có vẻ như đã trở nên “lạc hậu, không hợp mốt”. Thế thì chúng ta phải vừa làm, vừa check tay thôi, thử web mình trên các trình duyệt khác nhau xem nó đã ok chưa. Tôi tin với kinh ngiệm làm lâu, bạn sẽ không gặp khó khăn trong vấn đề này happy

Một câu hỏi được đưa ra: Google có phát hiện và đánh giá được 1 trang web có tương thích với các trình duyệt khác nhau hay không? Câu trả lời là CÓ. Bằng cách nào? Như một chuyên gia đã chia sẻ ý kiến của mình:

  • Google có khả năng nhận biết được trình duyệt: Nếu bạn thường sử dụng công cụ thống kê Google Analytis (hoặc plugin Stat đối với WordPress), có lẽ bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng Google thống kê được lượng người truy cập website của bạn sử dụng những trình duyệt nào.

  • Google có thể thống kê hành vi của người dùng: ở đây GG sẽ thống kê dựa vào chỉ số

    Bounce Rate: là tỉ lệ % lượng người truy cập vào website của bạn bằng bất cứ nguồn nào và lượng rời khỏi website, mà không xem thêm bất cứ một trang nào khác.

    Exit Rate:là tỉ lệ % lượng người truy cập vào website của bạn và lượng thoát ra khỏi website thông qua các webpage khác nhau. Ở chỉ số này người dùng có thể đã truy cập vào vài webpage khác nhau trên website rồi out ở 1 page nào đó. Out ở page nào thì page đó thì sẽ tính exit rate cho page đó. Như vậy thì mỗi page sẽ có một chỉ số exit rate khác nhau.

    Google sẽ thống kê chỉ số Bounce Rate và Exit Rate đối với 1 Website trên nhiều trình duyệt khác nhau. Với cùng 1 website nếu các chỉ số này dao động quá lớn, nghĩa là website này có độ tương thích với các trình duyệt khác nhau không cao.

    Kết thúc phần 1- Đôi điều về chỉ dẫn thiết kế trong SEO, tiếp tục phần 2 – Chỉ dẫn nội dung và chất lượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *